Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Hội nghị triển khai, phổ biến Luật Đặc xá; Luật Chăn nuôi và Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/09/2011 của Chính phủ
Ngày cập nhật 20/08/2019

Ngày 30/7/2019 Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà tổ chức Hội nghị triển khai, phổ biến Luật Đặc xá; Luật Chăn nuôi và Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/09/2011 của Chính phủ của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Hội nghị có đồng chí Lê Hồng Thắng, Ủy viên Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã- Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thị xã chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thị xã, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thị xã và về phía xã, phường có Chủ tịch và phó Chủ tịch UBND; Trưởng hoặc phó Công an và Công chức Tư pháp-Hộ tịch.

Luật Chăn nuôi và Luật Đặc xá được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua vào tháng 11 năm 2018. Trong đó, Luật đặc xá có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019 và thay thế Luật Đặc xá năm 2007; Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2020 và thay thế Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật Đặc xá thể chế hoá những quan điểm của Đảng và Nhà nư­ớc ta về chính sách khoan hồng, nhân đạo đối với ngư­ời phạm tội, bị kết án phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo tốt, sớm được trở lại với cộng đồng để trở thành người có ích cho xã hội. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định đối với người bị kết án phạt tù; quy định về đặc xá có sự khác biệt cơ bản so với các chính sách khoan hồng khác đang được giao cho các cơ quan tư pháp thực hiện. Luật gồm 6 chương, 39 điều (so với Luật Đặc xá năm 2007 tăng 03 điều, sửa đổi, bổ sung 34 điều). Luật gồm có những nội dung cơ bản như: Quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc thực hiện đặc xá, chính sách của Nhà nước trong đặc xá và các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện đặc xá; đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước; đặc xá trong trường hợp đặc biệt; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hiện đặc xá; khiếu nại, tố cáo và điều khoản thi hành

Luật Chăn nuôi gồm 8 chương, 83 điều, quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi. Luật gồm có các nội dung chính như: Hệ thống và chuẩn hóa các khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến hoạt động chăn nuôi để sử dụng thống nhất trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý ngành chăn nuôi trên phạm vi cả nước; quy định nguyên tắc trong hoạt động chăn nuôi trên tinh thần phát triển ngành chăn nuôi theo các chuỗi liên kết giá trị, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh và xã hội hóa tối đa tạo nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành chăn nuôi theo nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; các chính sách của Nhà nước phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra các đồng chí đại biểu tham dự Hội nghị đươc nghe thêm một số nội dung cơ bản của Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/09/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù như:

Về Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù. Được chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng; Được đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú và Được quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xóa án tích khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi có nhu cầu.

Về Nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù.  Phải trở về nơi cư trú và xuất trình Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù hoặc Giấy chứng nhận đặc xá với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, đơn vị công tác cũ theo đúng thời gian quy định; Chịu sự quản lý, giáo dục, giám sát của chính quyền địa phương, đơn vị, tổ chức xã hội và nhân dân nơi cư trú, công tác, học tập trong thời gian chưa được xóa án tích; Định kỳ báo cáo kết quả chấp hành pháp luật và việc thực hiện các cam kết, nghĩa vụ dân sự (nếu có) với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị nơi cư trú, công tác, học tập và Tích cực lao động, học tập và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật khác. Và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù.

Đăng Nhàn (nguồn huongtra.thuathienhue.gov.vn)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 179.506
Truy cập hiện tại 212