Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi bổ sung lĩnh vực chính quyền địa phương thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của sở nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 17/05/2020

Ngày 21/04/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1032 /QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sữa đổi, bổ sung lĩnh vực chính quyền địa phương thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở nội vụ  tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NỘI VỤ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1032 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2020

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

 

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

STT

Tên thủ tục hành chính

Mã TTHC

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí (đồng)

Tên VBQPPL quy định TTHC

Ghi chú

1

Thủ tục thẩm định thành lập thôn mới, tổ dân phố mới

(2.000465)

- Tại UBND cấp xã: 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;

- Tại UBND cấp huyện: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Tại Sở Nội vụ: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp;

- Không quy định thời gian thực hiện tại UBND tỉnh.

1. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã;

2. Trung tâm Hành chính công cấp huyện;

3. Trung tâm Hành chính công tỉnh.

Không

Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi bổ sung Thông tư số 04/2012 ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

Thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ UBND cấp xã đến UBND cấp huyện và các cơ quan cấp tỉnh.


 

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tên thủ tục hành chính: Thủ tục thẩm định thành lập thôn mới, tổ dân phố mới

1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Trên cơ sở chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thực tiễn hiệu quả quản lý tại địa phương, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, xây dựng phương án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của các thôn, tổ dân phố hiện tại về Đề án thành lập thôn, tổ dân phố; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.

- Bước 3: Đề án thành lập thôn, tổ dân phố, nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Bước 4: Trong thời hạn 15 làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ đầy đủ hợp pháp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, đề án, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu có)

- Bước 6: Căn cứ hồ sơ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

2. Cách thức thực hiện

Thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Ủy ban nhân dân cấp xã đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan cấp tỉnh.

Cấp xã: tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã (từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã).

Cấp huyện: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

Cấp tỉnh: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (số 01 Lê Lai, thành phố Huế).

3. Thành phần hồ sơ

a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về thành lập thôn mới, tổ dân phố mới;

b) Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới

Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:

- Sự cần thiết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới;

- Tên gọi của thôn mới, tổ dân phố mới;

- Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn mới, tổ dân phố mới;

- Đề xuất, kiến nghị.

c) Tổng hợp kết quả lấy ý kiến và biên bản lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

d) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về việc thông qua Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới;

4. Thời hạn giải quyết

Cấp xã: 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;

Cấp huyện: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Cấp tỉnh:

- Sở Nội vụ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ đầy đủ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Không quy định thời gian thực hiện tại Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thôn, tổ dân phố.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Sở Nội vụ (thẩm định) và Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Hội đồng nhân dân tỉnh.

8. Mẫu đơn, tờ khai: Không

9. Lệ phí: Không

10. Yêu cầu, điều kiện

Trong trường hợp do khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương ở cấp xã, tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố yêu cầu phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải đạt các điều kiện sau:

a. Quy mô số hộ gia đình:

- Thôn ở xã có từ 250 hộ gia đình trở lên;

- Thôn ở xã biên giới có từ 100 hộ gia đình trở lên;

- Tổ dân phố ở phường, thị trấn có từ 300 hộ gia đình trở lên;

- Tổ dân phố ở phường, thị trấn biên giới có từ 150 hộ gia đình trở lên.

b. Các điều kiện khác:

Có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

- Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

 

 

Tập tin đính kèm:
châu Thị Diệu Hằng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 179.506
Truy cập hiện tại 19