Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Hướng dẫn xử phạt hành chính về hành vi vi phạm về quy định BVMT trên địa bàn tỉnh TT Huế.
Ngày cập nhật 11/01/2024

Qua thời gian thực hiện đề án Ngày chủ nhật xanh, "Hãy hành động để Thừa
Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng",
bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn
nhiều vấn đề cần giải quyết, tình trạng rác thải trên đường phố, công viên được thải
bỏ không đúng nơi quy định; tình trạng rải vàng mã ở nơi công cộng, rải xuống các
dòng sông, kênh rạch, ao hồ vẫn còn phổ biến; hành vi đổ thải trộm chất thải xây
dựng làm ảnh hưởng cảnh quan, môi trường, an toàn giao thông, gây nhiều bức xúc
trong nhân dân. Vì vậy, cùng với quá trình tuyên truyền, vận động thay đổi ý thức
của công đồng cũng phải đồng thời triển khai các chế tài xử lý vi phạm đối với hành
vi vi phạm làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, xả rác thải cũng như chất thải
không đúng nơi quy định.
Nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh và xử lý các
hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh nơi công cộng trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hiệu quả, UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện xử lý một
số hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế, cụ thể như sau:

1. Căn cứ xử lý vi phạm hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số
97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

V/v hướng dẫn thực hiện xử phạt hành chính
các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2
- Nghị định 165/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định việc
quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử
dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
thải và phế liệu;
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Các hành vi vi phạm cần lưu ý tập trung xử lý
2.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
- Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung
cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
- Vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư,
thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng (bao gồm rải, thả và đốt giấy giả tiền, vàng
mã nơi công cộng);
- Vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung
cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng
;
- Vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát
nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị
;
- Chôn lấp, đổ thải, tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt trái với quy định về bảo vệ
môi trường.

2.2. Đối với chất thải rắn công nghiệp (bao gồm chất thải rắn xây dựng):
- Đổ chất thải rắn xây dựng ra đường bộ không đúng nơi quy định;
- Đổ chất thải rắn xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ;
- Đổ trái phép chất thải rắn xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở
đoạn đường ngoài đô thị;
- Đổ trái phép chất thải rắn xây dựng ra đường phố.
- Chôn lấp, đổ thải, tiếp nhận chất thải rắn công nghiệp (bao gồm chất thải rắn
xây dựng) trái với quy định về bảo vệ môi trường.

3. Thống nhất một số cách hiểu các từ ngữ và hành vi
3.1. Nơi công cộng (địa điểm công cộng) là nơi phục vụ chung cho nhu cầu
của nhiều người (bao gồm cả sông, suối, ao, hồ…).

3.2. Giấy giả tiền, vàng mã còn gọi là tiền địa phủ, tiền vàng bạc, tiền vàng
mã. Là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, được làm

3
bằng giấy, có kích thước giống (hoặc gần giống) với tiền thật, tiền nước ngoài hoặc
giấy tiền vãn sanh (in chữ cổ ngữ lên trang giấy) sử dụng trong các lễ hội, các nghi
lễ thờ cúng, đám tang. Đồ mã, hàng mã là đồ vật hay mô hình được làm bằng giấy,
tre hoặc chất liệu khác có hình dáng giống hoặc gần giống với con người, con vật,
các vật dụng, đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày của con người, được dùng để đốt
(hóa vàng), thả trong các nghi lễ thờ cúng, đám tang, các lễ hội.
Việc rải, thả và đốt giấy giả tiền, vàng mã nơi công cộng là hành vi xả rác tại
nơi công cộng. Chủ xe ô tô đưa tang, chủ thuyền phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về
hành vi xả rác từ phương tiện của mình, là đối tượng bị xử lý hành chính khi phát
hiện có hành vi vi phạm.

3.3. Rác thải rắn xây dựng được xem là rác thải rắn công nghiệp (phát sinh từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ - hiểu theo Điểm 4, Điều 3, Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu).

3.4. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bỏ rác ra đường để đơn vị thu gom rác
tiến hành thu gom
nhưng không đúng giờ quy định, không đúng yêu cầu quy định
được xem là hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu
chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

4. Yêu cầu chung trong xử phạt vi phạm hành chính
Việc xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm phải đảm bảo trình tự,
thủ tục đã được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Công tác phát hiện và
xử lý vi phạm cần triển khai đúng quy định, nhanh và kịp thời. Trong quá trình xem
xét để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp cần thiết để đảm bảo
tính chính xác, minh bạch, khách quan của quyết định xử phạt, người có thẩm
quyền xử phạt tiến hành xác minh bằng văn bản, xem xét ý kiến giải trình theo quy
định của pháp luật.
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính được nêu tại Mục 5 dưới
đây là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; mức
phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền
với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

5. Mức xử phạt
5.1. Mức xử phạt liên quan đến rác thải rắn sinh hoạt, rác thải rắn xây
dựng, và vệ sinh cá nhân

5.1.1. Hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định
tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng
xử phạt theo quy định tại
Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (
mức
phạt 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng).

4
5.1.2. Hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại
khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng
xử phạt theo quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (
mức
phạt 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng).
5.1.3. Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu
chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng
xử phạt theo quy định tại Điểm c
Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
(mức phạt
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng).
5.1.4. Hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ
thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị
xử
phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày
18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường
(mức phạt 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng).
5.1.5. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải, tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt và chất
thải rắn công nghiệp trái với quy định về bảo vệ môi trường; tiếp nhận chất thải rắn
sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không
chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý
xử phạt theo quy định tại Khoản 9 Điều
20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
(mức phạt từ 2.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng; xem xét tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính - Tính theo khối lượng đổ thải và mức độ nguy hại của chất thải).

5.2. Mức xử phạt đối với rác thải xây dựng liên quan đến quản lý đường bộ,
đường sắt

5.2.1. Đổ chất thải rắn xây dựng ra đường bộ không đúng nơi quy định xử phạt
theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày
26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt
(mức phạt 300.000 đồng đến 400.000 đồng);
5.2.2. Đổ chất thải rắn xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ xử phạt
theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày
26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt
(mức phạt 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng);
5.2.3. Hành vi người điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái phép chất thải rắn
xây dựng
trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị xử phạt
theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

(mức phạt 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng).
5
5.2.4. Hành vi người điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái phép chất thải rắn
xây dựng ra đường phố
xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định
46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt
(mức phạt 10.000.000 đồng đến 15.000.000
đồng)

 

Nguyễn Đăng Nhật
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 183.409
Truy cập hiện tại 46