I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là hoạt động liên quan tội phạm ma túy, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp giật, “ tín dụng đen”... góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản cho mỗi gia đình và người dân trên địa bàn, theo dõi các hoạt động vi phạm pháp luật và TTATGT, TTĐT, TTCC trên các tuyến đường, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
2. Tăng cường nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần trách nhiệm của nhân dân và cán bộ trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân với tinh thần xã hội hóa vào sự nghiệp bảo vệ ANCT, TTATXH góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
3. Quá trình triển khai phải thường xuyên, liên tục, có chiều sâu, thông báo chủ trương, phương pháp, cách làm, tác dụng của việc lắp đặt mô hình Camera An ninh đến các ban ngành, đoàn thể, từng Tổ dân phố, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và hộ gia đình trên địa bàn để việc triển khai được sự đồng thuận cao, ủng hộ sâu rộng. Việc nhân rộng mô hình cần chủ động, linh hoạt trong công tác vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí để duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mô hình.
II. NỘI DUNG:
1. Các nội dung thực hiện:
1.1. Đối với các tuyến đường, các ngõ, kiệt, xóm có sẵn Camera giám sát an ninh( gọi tắt camera) của nhân dân trên cơ sở Camera sẵn có của các hộ gia đình, hộ kinh doanh, cơ quan, doanh nghiệp... sẽ vận động họ lắp thêm hoặc điều chỉnh hướng Camera có thể giám sát và ghi lại được hình ảnh trên các tuyến, khu vực, đảm bảo yêu cầu công tác nghiệp vụ, giữ gìn ANTT.
1.2/. Đối với các tuyến đường, kiệt, ngõ, xóm chưa có Camera sẵn có của nhân dân, sẽ tiến hành vận động nhân dân lắp mới Camera tại các vị trí đầu và cuối kiệt gắn ở các cột điện, hoặc dựng cột mới sát hè, lề đường, có tầm quan sát rộng, độ nét cao, đảm bảo yếu tố kỹ thuật, công tác nghiệp vụ.
2. Biện pháp tiến hành:
2.1. Tiến hành khảo sát, điều tra cơ bản hệ thống Camera:
Tiến hành điều tra cơ bản, khảo sát, thống kê các tuyến đường, các ngõ, kiệt, xóm các hộ đã có sẵn Camera trên địa bàn phường.
+ Vẽ sơ đồ tuyến (tên từng tuyến đường cụ thể)
+ Thống kê các hộ gia đình, các cơ quan, doanh nghiệp có sẵn Camera phải ghi rõ địa chỉ, họ tên chủ hộ; đại diện người có thẩm quyền hoặc đại diện cơ quan, doanh nghiệp, trường học, số điện thoại...), đồng thời đánh dấu trên sơ đồ tuyến vị trí, hướng Camera hiện tại.
+ Xác định lựa chọn Camera đã có sẵn phù hợp để bố trí làm nhiệm vụ giám sát tình hình ANTT (địa chỉ, hướng Camera sau khi điều chỉnh, thời gian lưu giữ hình ảnh được được bao nhiêu lâu...) để tuyên truyền, vận động điều chỉnh hướng.
Tiến hành khảo sát các vị trí, các hộ gia đình phù hợp cần thiết lắp đặt Camera hiện tại chưa có sẵn để tuyên truyền, vận động lắp đặt mới. Quá trình khảo sát cần liên hệ bộ phận kỹ thuật chuyên lắp Camera đi cùng để chọn vị trí lắp đặt phù hợp đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, công tác nghiệp vụ, tiết kiệm mắt Camera nhất, nhưng vẫn quan sát hết hoạt động trên tuyến.
2.2. Tiến hành tuyên truyền, vận động lắp mới, trung tâm thu phát và điều chỉnh hướng Camera sẵn có của nhân dân
Trên cơ sở công tác khảo sát, điều tra cơ bản đã chọn được các Camera của các hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, trường học để làm nhiệm vụ giám sát tình hình ANTT, vị trí các Camera để vận động lắp mới, tiến hành theo cách sau:
- Đối với tuyến đường, các ngõ sẵn có Camera của nhân dân: Vận động nhân dân điều chỉnh hướng theo yêu cầu công tác nghiệp vụ. Không bắt buộc nhà nào cũng phải chỉnh hướng Camera ra ngoài đường, tuy nhiên vận động được càng nhiều càng tốt và tối thiểu mỗi tuyến đường, ngõ xóm tùy theo độ dài, rộng phải đảm bảo quan sát được tất cả các hoạt động trên tuyến (sau khi điều chỉnh xong phải kiểm tra lại hình ảnh đã đảm bảo yêu cầu chưa).
- Đối với những tuyến đường, các ngõ, các vị trí đã khảo sát chưa có sẵn Camera của nhân dân thì phải vận động lắp mới. Vị trí lắp đặt nên chọn ở các cột điện, cột mới sát lề đường. Cần thiết phải lắp đặt mới loại Camera IP sử dụng Internet có sẵn của nhân dân, truyền tải dữ liệu, theo dõi qua máy điện thoại di động của Chỉ huy Công an phường, CSKV và trinh sát địa bàn tổ PCTP Công an phường.
2.3. Cách thức vận động:
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tác dụng, hiệu quả của mô hình camera giám sát an ninh để giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được tầm quan trọng của việc gắn Camera trong công tác phòng chống tội phạm, ngăn chặn được các hành vi vi phạm pháp luật góp phần đảm bảo ANTT tại địa phương, tập trung ở các khu vực, vị trí giáp ranh ở Khu quy hoạch Ân Nam, Thanh Chữ, khu vực giáp ranh An Vân – Hương Hồ, An Lưu – Hương Chữ...
- Vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tự lắp đặt camera giám sát, đồng thời hỗ trợ kinh phí để lắp đặt thêm các cụm camera thuộc hệ thống camera an ninh của phường tại các vị trí giao lộ, các điểm công cộng phức tạp về ANTT, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường...; Tuyên truyền, vận động nhân dân trong mỗi tổ dân phố đóng góp kinh phí để lắp đặt camera an ninh giám sát ở các đường phố, đường kiệt, xóm thuộc địa bàn quản lý của tổ dân phố theo phương thức “dân tự làm, tự quản”.
III. TỔ CHỨC, PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
-
Thời gian thực hiện:
- Giao trách nhiệm cho Tổ trưởng các tổ dân phố, cốt cán cơ sở: Phối hợp CSKV tiến hành khảo sát, điều tra cơ bản hệ thống Camera ở Tổ dân phố mình phụ trách; tiến hành tuyên truyền, vận động lắp mới, trung tâm thu phát và điều chỉnh hướng Camera sẵn có của nhân dân.
- Từ ngày 20/6/2022 – 31/12/2022: Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tại các tổ dân phố lắp đặt camera giám sát an ninh, phấn đấu lắp đặt từ 01 – 02 đường kiệt thuộc tổ quản lý.
- Từ ngày 31/01/2023 – 31/12/2023: Phấn đấu vận động nhân dân lắp đặt camera giám sát an ninh toàn bộ các tuyến kiệt thuộc tổ quản lý.
-
Khảo sát, lắp đặt Camera tại Tổ dân phố điểm:
Bắt đầu từ ngày 20/6/2022 – 30/7/2022 tiến hành khảo sát lắp đặt Camera thí điểm( dự kiến 01 kiệt tại Tổ dân phố An Hòa – xóm ông Thám), sau đó nghiên cứu nhân rộng các kiệt và các tổ dân phố khác.
3. Công an phường:
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát khu vực phối hợp với Cấp ủy chi bộ, tổ dân phố tiến hành điều tra cơ bản, khảo sát thống kê các tuyến đường, các ngõ, xóm các hộ đã có sẵn camera, lên danh sách, vẽ sơ đồ ( tên từng tuyến đường cụ thể).
- Phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tự lắp đặt camera giám sát tại gia đình và đóng góp kinh phí cùng với tổ dân phố lắp đặt camera giám sát tại các tuyến đường kiệt.
- Tham mưu, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.
4. Bộ phận Kế toán - Ngân sách:
Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí để đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu kế hoạch đề ra.
5. Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các Đoàn thể phường:
Đề nghị UBMTTQVN và các Đoàn thể phường tăng cường công tác chỉ đạo cơ sở phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức … tự lắp đặt camera giám sát nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức. Đồng thời, tích cực đóng góp, hỗ trợ kinh phí để lắp đặt camera an ninh giám sát ở đường phố, đường kiệt, xóm thuộc địa bàn quản lý của tổ dân phố.
6. Bộ phận VHTT phường:
Chủ động, phối hợp xây dựng kế hoạch tuyên truyền về nội dung của kế hoạch này.
7. Cấp ủy Chi bộ, Tổ trưởng dân phố:
- Đề nghị cấp ủy chi bộ tăng cường công tác chỉ đạo Tổ trưởng dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận và các đoàn thể cơ sở tuyên truyền, vận động nhân thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra.
- Tổ trưởng các tổ dân phố chủ động, tích cực phối hợp với Cảnh sát khu vực và các ban ngành đoàn thể cơ sở đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động người dân trong việc tự lắp đặt camera giám sát an ninh.
Đề nghị các cơ quan, tổ chức đoàn thể, cấp ủy chi bộ, tổ dân phố căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch này./.