Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
BÀI TUYỀN TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Ngày cập nhật 19/04/2022

Hiện nay, thời tiết hiện nay đang chuyển mùa, mưa nắng đan xen, rất thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản và phát triển. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra do muỗi vằn đốt người và truyền bệnh từ người này sang người khác.

Để chủ động trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết, dưới đây là một số thông tin về cách nhận biết và biện pháp phòng bệnh:        

*Đặc điểm của Muỗi:

-    Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng.

-    Đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

-    Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

-    Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa.

Trứng nở ra bọ gậy và phát triển thành muỗi trưởng thành gây bệnh sốt xuất huyết là từ 7 - 12 ngày

Bệnh sốt xuất huyết  thường gây thành dịch lớn, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng bệnh

*Triệu chứng của bệnh :

Bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng: sốt cao (> 38 0 C ) kéo dài liên tục 3- 5 ngày , đau đầu, đau cơ và có nốt xuất huyết ở da, nặng hơn  là chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu, nôn ra máu…Khi có các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời

 Con vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn.

 Cách phòng bệnh:

Thời tiết chuyển giao giữa mùa nắng và mùa mưa là thời gian thuận lợi để muỗi sinh sản và phát triển, là nguy cơ của dịch bệnh sốt xuất huyết. Để chủ động phòng chống sốt xuất huyết mọi người cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

1. Hàng tuần chủ động thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy (cung quăng); giữ vệ sinh môi trường nơi sinh sống.

2. Thả cá vào các vật chứa nước trong và ngoài nhà.

3. Thu gom hủy bỏ các vật dụng phế thải.

4. Thay nước ở các dụng cụ chứa nước 3 – 5 ngày/ 1 lần.

5. Bỏ muối hoặc dầu nhớt vào các bát kê chân cụi, bình hoa.

6. Ngủ nằm màn tránh muỗi đốt kể cả ban ngày.

7. Chủ động, tích cực phối hợp với cán bộ Y tế và Ban, Ngành, Đoàn thể trong các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.

8. Đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng nghi sốt xuất huyết không nên tự ý điều trị tại nhà.

9. Thông báo ngay cho Trạm y tế khi phát hiện có người nghi mắc bệnh.

“KHÔNG CÓ BỌ GẬY, KHÔNG CÓ SỐT XUẤT HUYẾT”

Châu Thị Diệu Hằng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 289.145
Truy cập hiện tại 280