Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Đề xuất sửa Luật BHYT: Không cần mang thẻ BHYT giấy khi khám, chữa bệnh
Ngày cập nhật 13/03/2024

Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi đang được Bộ Y tế lấy ý kiến đóng góp rộng rãi. Dưới đây là tổng hợp đề xuất tại Luật BHYT từ 01/01/2025 ảnh hưởng đến toàn bộ người dân cả nước.

1. Sẽ bỏ khái niệm “chuyển tuyến” trong khám BHYT

Để thống nhất và đồng bộ các quy định liên quan đến khám, chữa bệnh, khoản 2 Điều 1 dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế đã đề xuất sửa đổi, bổ sung từ “chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế” sang “chuyển cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế”.

Cụ thể, hiện nay, theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 15/2023/QH15, hiện quy định tuyến, hạng bệnh viện đã được thay thế bằng cấp chuyên môn kỹ thuật.

Do đó, việc đề xuất tại Luật BHYT từ 01/01/2025 về việc sửa đổi này là hoàn toàn phù hợp để đồng bộ với các quy định khác.

Bởi sẽ bỏ khái niệm chuyển tuyến nên thay vào đó, khoản 18 Điều 1 dự thảo đã sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT như sau:

 
  • Căn cứ tình trạng bệnh và yêu cầu chuyên môn, cơ sở khám chữa bệnh ban đầu chuyển đến cấp khám chữa bệnh cơ bản hay chuyên sâu khác phù hợp tình trạng người bệnh và phạm vi hoạt động chuyên môn nơi chuyển đến.
  • Nếu cơ sở khám chữa bệnh không có chuyên khoa, không thực hiện được hoặc không đủ thuốc, vật tư y tế, thiết bị… hoặc vượt quá năng lực chuyên môn khác: Kịp thời chuyển người bệnh đến nơi khác cùng cấp chuyên môn hoặc cao hơn hoặc thấp hơn nhưng có đủ năng lực, phạm vi chuyên môn phù hợp.
  • Nếu trường hợp này là tình trạng của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu: Người bệnh được tự đến nơi khám chữa bệnh BHYT khác cùng cấp chuyên môn hoặc thấp hơn nhưng nơi đó có đủ năng lực.

Riêng trường hợp quá tải hoặc theo yêu cầu người bệnh hoặc cần điều trị dài ngày thì cấp chuyên môn cao hơn chuyển người bệnh đã điều trị ổn định nhưng vẫn phải theo dõi, điều trị nội trú về cấp chuyên môn thấp hơn hoặc chuyển về cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu quản lý, theo dõi với bệnh mạn tính.

Tổng hợp 5 đề xuất tại Luật BHYT từ 01/01/2025 đáng chú ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng hợp 5 đề xuất tại Luật BHYT từ 01/01/2025 đáng chú ý (Ảnh minh họa)

2. Đề xuất thêm trường hợp cấm khi khám, chữa bệnh BHYT

Các trường hợp bị cấm khi khám, chữa bệnh BHYT nêu tại Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

- Bổ sung: Lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

- Sửa đổi:

  • Thay vì không đóng/đóng BHYT không đầy đủ thì sửa thành Cấm chậm đóng, trốn đóng BHYT
  • Thay vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái quy định thì sửa thành lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí việc làm, nhiệm vụ để làm trái quy định về BHYT.

3. Sẽ thay đổi mức đóng BHYT từ 01/01/2025

- Nhóm do người lao động, người sử dụng lao động đóng (trừ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã) đóng BHYT tối đa 6% tiền lương tháng:

  • Người lao động đóng 1/3
  • Người sử dụng lao động đóng 2/3
  • Khi người lao động nghỉ thai sản: Mức đóng BHYT tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do BHXH đóng.

- Người đang hưởng lương hưu: Đóng tối đa 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, do BHXH đóng.

- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng trừ các đối tượng trong công an, quân đội ở trên: Đóng BHYT tối đa 6% mức lương cơ sở và do ngân sách Nhà nước đóng.

Không chỉ mức đóng mà mức hưởng BHYT cũng được đề xuất tại bài viết: Đề xuất về mức hưởng BHYT từ 01/01/2025

4. Dự kiến thêm nhiều người được hưởng BHYT từ 2025

Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bởi Luật 46/2014/QH13 quy định các trường hợp không được hưởng BHYT. Và tại dự thảo này, khoản 14 Điều 1 sửa hai trong số 12 trường hợp như sau:

Quy định hiện nay:

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Nội dung được đề xuất:

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp người dưới 18 tuổi.

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm mắt giả, răng giả, kính mắt, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Như vậy, việc điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt đã được sửa trường hợp loại trừ, tăng độ tuổi từ dưới 06 lên dưới 18 tuổi. Đồng thời, người sử dụng chân tay giả, máy trợ thính trong khám chữa bệnh và phục hồi chức năng từ 2025 đã được BHYT thanh toán, chi trả theo mức hưởng quy định.

Từ 01/01/2025, sẽ không cần mang thẻ BHYT giấy khi khám chữa bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 01/01/2025, sẽ không cần mang thẻ BHYT giấy khi khám chữa bệnh (Ảnh minh họa)

5. Sẽ chỉ cần thông báo số thẻ BHYT khi khám chữa bệnh

Đây được coi là một trong những đề xuất tại Luật BHYT từ 01/01/2025 đáng chú ý nhất tại dự thảo lần này để phù hợp với việc cập nhật số hóa các giấy tờ tùy thân của người dân. Cụ thể:

- Nơi thực hiện khám chữa bệnh: Đến cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu để đăng ký khám chữa bệnh.

- Giấy tờ cần xuất trình:

  • Thẻ BHYT có ảnh.
  • Thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/hộ chiếu/sổ bảo hiểm xã hội/giấy tờ khác nếu thẻ BHYT chưa có ảnh
  • Trẻ dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.
  • Thông báo số thẻ BHYT/mã số BHYT: Đã tích hợp với Cơ sở dữ liệu về dân cư.

(Hiện nay yêu cầu xuất trình thẻ BHYT có ảnh/thẻ BHYT không có ảnh cùng giấy tờ nhân thân, trẻ dưới 06 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT).

- Trường hợp cấp cứu:

  • Được khám chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào.
  • Xuất trình, thông báo thông tin về thẻ BHYT/mã số BHYT trước khi ra viện.

(Quy định hiện hành yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ như trường hợp khám chữa bệnh BHYT thông thường)

- Trường hợp chuyển cấp chuyên môn: Phải có hồ sơ chuyển viện (hiện nay đang quy định là chuyển tuyến điều trị).

- Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị: Phải có giấy hẹn khám lại (giữ nguyên như quy định hiện nay).

Trên đây là tổng hợp các đề xuất tại Luật BHYT từ 01/01/2025. Ngoài ra, độc giả có thể xem thêm bài viết khác về những thay đổi được đề xuất về đối tượng tham gia BHYT tại dự thảo này dưới đây.

 

Hoàng Tường Vi
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 291.315
Truy cập hiện tại 19