I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Từng bước hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn phường.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ kết quả giải quyết TTHC điện tử; quản lý thống nhất, bảo quản an toàn và sử dụng an toàn có hiệu quả kết quả giải quyết TTHC hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; bảo đảm điều kiện đầy đủ cho triển khai giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
2. Yêu cầu
- Số hóa kết quả giải quyết TTHC được thực hiện theo Điều 25 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP; tổ chức lưu trữ, bảo quản và khai thác theo quy định hiện hành; xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ, sản phẩm công việc, thời gian hoàn thành; phát huy tính chủ động, tích cực và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong tổ chức triển khai thực hiện công việc số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền.
- Công tác số hóa kết quả giải quyết TTHC: tổ chức lưu trữ, khai thác văn bản điện tử hoặc thông tin số đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tại khoản 4, Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP; tuân thủ các quy định của luật Lưu trữ số 01/2011/QH13, Nghị định số 01/2013/ NĐ-CP ngày 03/01/20213 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lưu trữ số 01/2011/QH13, Nghị định số 01/2013/ NĐ-CP ngày 03/01/20213 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lưu trữ.
- Kết quả giải quyết TTHC từ bản giấy sang bản điện tử bằng hình thức sao chụp và chuyển thành tệp tin trên hệ thống phần mền quản lý, lưu trữ kết quả giải quyết TTHC.
- Chuyển nội dung của kết quả giải quyết TTHC từ giấy sang dữ liệu điện tử để lưu vào hệ thống phần mềm quản lý, lưu trữ kết quả giải quyết TTHC
- Công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện TTHC gắn kết với việc thực hiện khai thác dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật nhằm tăng tính chủ động theo nhu cầu người dùng, đồng thời góp phần giảm tải khối lượng công việc đối với cơ quan hành chính nhà nước.
- Các tổ chức hội, đoàn thể chính trị cần tích cực, chủ động phát huy vai trò thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn phường; thông qua việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp thực hiện TTHC trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
II. NỘI DUNG VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Rà soát, xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ:
a. Rà soát, phân loại kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực:
Thống kê, lập danh mục kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực; đánh giá, phân loại tình trạng lưu trữ hiện tại của tài liệu.
Đối với tài liệu, kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đã được chuyển lưu vĩnh viễn: các bộ phận chuyên môn lập danh mục gửi bộ phận lưu trữ để tổng hợp, sổ hóa theo quy định.
Đối với kết quả giải quyết TTHC đã được triển khai số hóa theo chương trình, đề án của ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy định của ngành, lĩnh vực đó.
Xác định, lựa chọn giải pháp số hóa phù hợp đối với từng loại kết quả giải quyết TTHC; ưu tiên thực hiện đối với các kết quả đã xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về hồ sơ điện tử, kết quả tài liệu đầu vào của TTHC khác.
b. Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật
- Thực hiện đầu tư, nâng cấp chức năng phần mềm số hóa hồ sơ TTHC.
- Nâng cấp trang thiết bị đảm bảo trang thiết bị phục vụ riêng công tác số hóa cho mỗi cán bộ, công chức thực hiện số hóa có máy tính và kết nối mạng Internet.
- Tận dụng hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng và hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tỉnh.
c. Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức
- Bố trí, sắp xếp công chức thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC phù hợp với quy định và tình hình thực tế hiện nay.
- Cử cán bộ, công chức tham gia tập huấn nghiệp vụ thực hiện số hóa, ký năng sử dụng chức năng số hóa, quản trị hệ thống, bảo mật thông tin, an toàn sự liệu của phần mềm số hóa do cấp trên tổ chức.
2. Số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thi hành
- Các công chức chuyên môn có TTHC tiến hành đánh giá tình hình thực tế để xây dựng, hình thành cơ sở dữ liệu dung chung trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh phục vụ cho công tác giải quyết TTHT trên môi trường điện tử theo quy định, lộ trình:
- Xây dựng kế hoạch só hóa kết quả giải quyết TTHC từ văn bản giấy sang
dữ liệu điện tử.
- Bảo đảm trang thiết bị thực hiện công tác số hóa kết quả giải quyết TTHC.
- Hướng dẫn triển khai công tác đáng giá, rà soát tài liệu TTHC còn hiệu lực.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công chức Văn hóa Văn hóa – Xã hội: Căn cứ mục đích, yêu cầu, nội dung của Kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền Kế hoạch này và phổ biến tới người dân và doanh nghiệp bằng các hình thức tuyên truyền khác.
2. Công chức Văn phòng – Thống kê
- Hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính. Trên cơ sở các văn bản của cấp trên, phối hợp với các công chức khác triển khai công tác số hóa, lưu trữ kết quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
- Tham mưu cho UBND phường kiện toàn cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận một cửa phường đủ về số lượng; có năng lực, trình độ, kỹ năng quản lý và thực hiện nghiệp vụ số hóa kết quả giải quyết TTHC.
3. Công chức Tài chính - Kế toán
- Tham mưu UBND phường cân đối ngân sách nhà nước hàng năm; phối hợp với các công chức khác rà soát các trang thiết bị để đề xuất các cấp có thẩm quyền cấp kinh phí, nâng cấp và cấp mới trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ được đề ra tại Kế hoạch này, đáp ứng yêu cầu số hóa kết quả giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước của phường.
4. Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả của phường:
Tăng cường công tác tuyên truyền để tổ chức công dân nâng cao nhận thức nộp hồ sơ trực tuyến, sử dụng dịch vụ bưu chính công ích, thanh toán phí, lệ phí không sử dụng tiền mặt. Chủ động, thực hiện 100% hồ sơ được số hoá.
Trên đây là Kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn phường Hương An; UBND phường yêu cầu các ban ngành, công chức liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện./.