Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tổ chức tổng kết mô hình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGap tại phường Hương An.
Ngày cập nhật 23/12/2016

Sáng ngày 21/12/2016, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND phường Hương An tổ chức tổng kết mô hình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGap tại phường Hương An.

Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, lãnh đạo Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, đại diện Trạm khuyến nông thị xã, lãnh đạo UBND phường Hương An, hợp tác xã nông nghiệp Hương An, đại diện siêu thị, các thương lái thu mua nông sản, 80 hộ nông dân tham gia mô hình sản xuất cây hành lá theo tiêu chuẩn Vietgap thuộc 2 Tổ dân phố Bồn Phổ, Cổ Bưu và phóng viên đài truyền hình TRT Huế  đã đến dự và đưa tin.

Sau hơn 3 tháng thực hiện, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, UBND phường Hương An phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn Chứng nhận và Công bố chất lượng VITEST đã xây dựng, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện mô hình sản xuất hành lá theo hướng dẫn VietGap như sau: Diện tích được chứng nhận VietGap 8,1/12 ha; số hộ được chứng nhận 80/120 hộ; địa điểm vùng được chứng nhận: Tổ dân phố Bồn Phổ và Cổ Bưu, sản phẩm cây hành lá.

Nhìn chung, mô hình đã đạt được nhiều hiệu quả thiết thực, được bà con nông dân và các cấp chính quyền đánh giá cao. Đến nay, phường Hương An đã có những bước đi mạnh dạn nhằm giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm cho người dân địa phương, đó là đang dần dần hình thành khu vực nhà sơ chế để thu gom hành lá bán tươi, tiến đến hoạt động chế biến hành khô để tiêu thụ mở rộng cho các đối tượng như mỳ tôm, bánh…. Chính vì vậy, mô hình hỗ trợ của Chi cục về việc xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGap trong sản xuất hành lá là đáp ứng kịp thời nhu cầu địa phương, tạo tiền đề để phường Hương An phát triển mô hình chuổi sản xuất từ trồng trọt đến tiêu thụ sản phẩm. Cho đến nay, những hiệu quả rỏ rệt của mô hình đó là:

Mô hình đã hướng dẫn cho người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, cải tiến và ứng dụng một số phương pháp phù hợp với điều kiện và tập quán canh tác của người dân địa phương. Giúp người dân hiểu đầy đủ và nhận thức rỏ vai trò của mình trong việc sản xuất ra những sản phẩm rau an toàn, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đến nay, các hộ sản xuất đã nắm rỏ quy trình sản xuất rau an toàn, quy trình dùng phân bón đúng thời điểm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách”, tuân thủ thời gian cách ly trước lúc thu hoạch. Đặc biệt, các hộ sản xuất đã biết ghi chép và theo dõi tổng thể toàn bộ quy trình sản xuất của mình. Đây chính là cơ sở để tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo các sản phẩm cung ứng ra thị trường đều đạt chất lượng tốt nhất.

Đến nay, Hợp tác xã nông nghiệp Hương An đã xây dựng được cơ cấu tổ chức phù hợp, hình thành bộ máy quản lý và vận hành quy trình VietGap tại địa phương. Các quy tắc, quy định, biểu mẫu ghi chép được xây dựng và áp dụng đối với hợp tác xã và các hộ xã viên. Quy trình sản xuất, sơ chế đã được thay đổi từ tập quán cũ nay đã chuyển môn hóa, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như nguyên tắc sản xuất một chiều, yêu cầu về nhà xưởng và trang thiết bị, yêu cầu về thao tác….

Tại buổi tổng kết, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao giấy Chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) cho Hợp tác xã nông nghiệp Hương An.

 

Việc được hỗ trợ chứng nhận sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGap tại phường Hương An là tiền đề để phường Hương An phát triển mô hình sơ chế, chế biến hành lá an toàn nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm hành lá, từng bước đáp ứng cầu thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thái Bình
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 294.712
Truy cập hiện tại 1.140