Hiện nay, số lượng người chuyển giới ở Việt Nam không phải nhỏ tuy nhiên, nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến người chuyển giới vẫn chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề: Người chuyển giới có đổi tên được không?
Người chuyển giới cũng giống như công dân khác của Việt Nam, đều có quyền với họ tên và quyền được thay đổi họ tên. Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự. Cụ thể:
Điều 28. Quyền thay đổi tên 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: […] e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
[…]
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
Đồng thời, Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định:
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Theo đó, khi đã chuyển đổi giới tính, người chuyển giới phải thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin về giới tính, họ tên… theo đúng giới tính mà mình đã chuyển.
Như vậy, theo quy định này, sau khi chuyển đổi giới tính cũng là một trong các trường hợp được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện và công nhận việc thay đổi tên của cá nhân.
2. Thủ tục đổi tên thực hiện thế nào? Cũng giống như những công dân Việt Nam khác, sau khi xác định người chuyển giới có đổi tên được không, bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể thủ tục đổi tên của người chuyển giới. 2.1 Hồ sơ - Xuất trình: Bản chính giấy khai sinh của người chuyển giới cần đổi tên. - Nộp: Tờ khai cải chính hộ tịch trong đó nêu rõ nội dung thay đổi tên từ tên của giới tính nam sang giới tính nữ hoặc ngược lại và các giấy tờ liên quan đến việc thay đổi giới tính (nếu có). 2.2 Cơ quan giải quyết Theo Điều 27 và Điều 46 Luật Hộ tịch năm 2014, căn cứ vào độ tuổi của cá nhân để xác định cơ quan có thẩm quyền thay đổi tên. Cụ thể: - Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thay đổi tên cho người chưa đủ 14 tuổi. - Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thay đổi tên cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước. Hiện nay, không có bất cứ văn bản nào quy định về điều kiện độ tuổi được phép chuyển giới ngoại trừ đề xuất tại Điều 6, Điều 7 dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đề cập đến vấn đề này như sau: - Người sử dụng nội tiết tố sinh dục: Có độ tuổi từ đủ 16 trở lên và nếu từ đủ 16 tuổi đến dứi 18 tuổi thì phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý. - Người phẫu thuật ngực/bộ phận sinh dục: Tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2.3 Thời gian giải quyết Việc đổi tên sẽ được thực hiện trong thời gian 03 ngày làm việc. Nếu có yếu tố phức tạp khiến cần phải xác minh thêm thì thời hạn này được kéo dài nhưng không quá 03 ngày làm việc. Khi đó, các bước thực hiện việc đổi tên như sau: Bước 1: Người có yêu cầu nộp hồ sơ Bước 2: Công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung đổi tên vào sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã để cấp trích lục cho người yêu cầu. Trong thời gian này, nếu cần xác minh thì phải gửi văn bản yêu cầu xác minh. Bước 3: Sau khi nhận được kết quả xác minh hoặc xét thấy đủ điều kiện để thay đổi tên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân sẽ ra quyết định thay đổi tên cho người yêu cầu. Bước 4: Đính chính vào giấy khai sinh. Lưu ý: Việc đổi tên của người chuyển giới không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự với tên cũ. 2.4 Lệ phí phải nộp Lệ phí hộ tịch thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC.
Cũng giống như những công dân Việt Nam khác, sau khi xác định người chuyển giới có đổi tên được không, bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể thủ tục đổi tên của người chuyển giới.
- Xuất trình: Bản chính giấy khai sinh của người chuyển giới cần đổi tên.
- Nộp: Tờ khai cải chính hộ tịch trong đó nêu rõ nội dung thay đổi tên từ tên của giới tính nam sang giới tính nữ hoặc ngược lại và các giấy tờ liên quan đến việc thay đổi giới tính (nếu có).
Theo Điều 27 và Điều 46 Luật Hộ tịch năm 2014, căn cứ vào độ tuổi của cá nhân để xác định cơ quan có thẩm quyền thay đổi tên. Cụ thể:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thay đổi tên cho người chưa đủ 14 tuổi.
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thay đổi tên cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước.
Hiện nay, không có bất cứ văn bản nào quy định về điều kiện độ tuổi được phép chuyển giới ngoại trừ đề xuất tại Điều 6, Điều 7 dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đề cập đến vấn đề này như sau:
- Người sử dụng nội tiết tố sinh dục: Có độ tuổi từ đủ 16 trở lên và nếu từ đủ 16 tuổi đến dứi 18 tuổi thì phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý.
- Người phẫu thuật ngực/bộ phận sinh dục: Tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Việc đổi tên sẽ được thực hiện trong thời gian 03 ngày làm việc. Nếu có yếu tố phức tạp khiến cần phải xác minh thêm thì thời hạn này được kéo dài nhưng không quá 03 ngày làm việc.
Khi đó, các bước thực hiện việc đổi tên như sau:
Bước 1: Người có yêu cầu nộp hồ sơ
Bước 2: Công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung đổi tên vào sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã để cấp trích lục cho người yêu cầu. Trong thời gian này, nếu cần xác minh thì phải gửi văn bản yêu cầu xác minh.
Bước 3: Sau khi nhận được kết quả xác minh hoặc xét thấy đủ điều kiện để thay đổi tên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân sẽ ra quyết định thay đổi tên cho người yêu cầu.
Bước 4: Đính chính vào giấy khai sinh.
Lưu ý: Việc đổi tên của người chuyển giới không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự với tên cũ.
Lệ phí hộ tịch thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC.