Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Công dân chuẩn bị đầy đủ thủ tục theo quy định và gửi đơn, tài liệu có liênquan tại UBND cấp xã. Cán bộ tiếp nhận đơn, vào sổ công văn đến.
+ Bước 2: Phân loại và xử lý đơn
Đối với đơn khiếu nại:
(+)Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xã vàcó đủ các điều kiện để giải quyết thì thụ lý giải quyết và gửi thông báo về việc thụ lý giảiquyết khiếu nại cho cá nhân hoặc tổ chức chuyển đơn.
(+)Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xãnhưng lại thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại thìkhông thụ lý giải quyết nhưng phải hướng dẫn hoặc trả lời bằng văn bản cho người khiếunại biết rõ lý do không thụ lý.
Đối với đơn tố cáo:Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn: Trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày,tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải dongười tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thìtrong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉcủa những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khicó yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫnngười tố cáo viết đơn tố cáo, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản hoặc yêu cầungười tố cáo nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân và lập Biên bản ghi nộidung tố cáo trực tiếp theo Mẫu số 01-TC ban hành kèm theo Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 20/9/2013 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy trình giải quyết tố cáo.Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tốcáo cử đại diện (tối đa không quá 05 người) để trình bày nội dung tố cáo.
(+) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo,các nội dung khác và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo; trườnghợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dàihơn nhưng không quá 15 ngày.
Đối với tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình nhưng lại thuộc các trường hợpkhông thụ lý giải quyết và người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báobằng văn bản cho người tố cáo về việc không thụ lý giải quyết tố cáo theo Mẫu số 02-TCban hành kèm theo Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 20/9/2013 của Thanh tra Chínhphủ Quy định quy trình giải quyết tố cáo.
Đối với tố cáo đủ điều kiện để thụ lý giải quyết thì người được giao nhiệm vụ kiểm tra,xác minh lập Phiếu đề xuất để trình người giải quyết tố cáo xem xét, quyết định việc thụlý giải quyết tố cáo theo Mẫu số 04-TC ban hành kèm theo Thông tư số 06/2013/TT-TTCPngày 20/9/2013 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy trình giải quyết tố cáo.
(+) Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo códấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của phápluật tố tụng hình sự
(+) Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi íchcủa Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhậnđược tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơquan chức năng ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
Đối với đơn phản ánh, kiến nghị:
Xem xét giải quyết hoặc chuyển cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giảiquyết theo quy định của pháp luật.
|